$513
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Vương quốc kỷ Jura. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Vương quốc kỷ Jura.Tham gia đoàn kiểm tra còn có Phó thủ tướng Mai Văn Chính; đại diện Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư và đại diện các ban ngành của T.Ư Đảng, Văn phòng Chính phủ. Tại buổi làm việc, đại diện UBKT T.Ư công bố quyết định kiểm tra 1923 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.Theo Quyết định số 1923, đoàn kiểm tra sẽ nghe Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo các nội dung về tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 121 ngày 24.1.2025 về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới thuộc tỉnh ủy.Đồng thời triển khai, thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118 ngày 18.1.2025 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35.Bên cạnh đó, quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Và nội dung cuối cùng là việc thực hiện Kết luận số 123 ngày 24.1.2025 của T.Ư Đảng về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên.Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Đặng Hồng Sỹ, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, báo cáo tóm tắt những nội dung chính xung quanh việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp và giải pháp tăng trưởng kinh tế đạt từ 8% trở lên của năm 2025. Đồng thời kiến nghị với đoàn công tác một số nội dung còn vướng mắc, khó khăn mà Bình Thuận đang gặp phải.Cũng tại buổi làm việc, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận báo cáo với đoàn công tác quá trình thực hiện tinh gọn bộ máy sau khi giải thể công an 10 huyện; đồng thời kiến nghị giải quyết một số vướng mắc trong quá trình tiếp nhận một số nhiệm vụ mới về ngành công an.Sau khi nghe các thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Việc sáp nhập lần này là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Đây không phải là sáp nhập cơ học, mà việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy nhằm tạo ra sức mạnh, hoạt động của bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn". Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bình Thuận phải nhìn thẳng vào thực tế của tỉnh để tìm giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, phát huy được thế mạnh để đầu tư phát triển, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn nữa trong quá trình tinh giản bộ máy.Đối với giải pháp tăng trưởng từ 8% trở lên, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bình Thuận phải có giải pháp cụ thể, đổi mới mô hình tăng trưởng, không quá phụ thuộc vào các giải pháp truyền thống, phải có sáng tạo, dựa vào tiềm năng lợi thế của tỉnh; tháo gỡ các nút thắt hiện nay để tăng tốc và đạt được mục tiêu mà nghị quyết của Chính phủ giao.Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình lưu ý Bình Thuận bám sát chỉ đạo của T.Ư khi sắp xếp chính quyền cơ sở chỉ còn xã và tỉnh, bỏ cấp huyện. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh không còn cấp huyện, tỉnh cần phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên; bảo đảm hoạt động của cả hệ thống chính trị phải nhịp nhàng, liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.Trước đó, các thành viên đoàn kiểm tra đã làm việc với Đảng bộ một số địa phương, TP.Phan Thiết và một số sở ngành. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Vương quốc kỷ Jura. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Vương quốc kỷ Jura.Theo Knight Frank, thị trường văn phòng cho thuê của Việt Nam phát triển vượt trội với mức hấp thụ hơn 160.000 m2, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.TP.HCM chào đón hơn 118.000 m2 sàn văn phòng cho thuê, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1 như The Nexus, Riverfront Financial Centre, ThaiSquare The Merit và e.town 6 tại quận Tân Bình. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận thêm gần 87.000 m2 mới, thu hút sự quan tâm lớn trong giai đoạn chào thuê trước khai trương, nhờ vào chất lượng xây dựng cao và các điều khoản cho thuê đầy cạnh tranh. Trong hai năm tới, ở Hà Nội các dự án trọng điểm như Marina Central Tower, Lotus Tower và Tiến Bộ Plaza sẽ góp phần cải thiện nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà hạng A tại TP.HCM vẫn sẽ tập trung tại quận 1, củng cố vị thế của quận này như một trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đối với thị trường nhà xưởng/nhà kho xây sẵn do có vị trí thuận lợi cùng với chi phí cạnh tranh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến nổi trội trong chiến lược "Trung Quốc + 1", đặc biệt kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018. Trong vòng 6 năm qua, nguồn cung nhà xưởng/nhà kho xây sẵn đã tăng gấp đôi từ 6,6 triệu m2 trong năm 2018 lên đến hơn 15,6 triệu m2 sàn trong năm 2024, phần lớn nhờ vào sự tham gia của các nhà đầu tư như BW, SLP, Frasers, Cainiao và Khu công nghiệp Việt Nam. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn giữ vai trò là trung tâm công nghiệp chính tại khu vực miền Bắc với nguồn cung mới đến từ BW Thuận Thành 3B – giai đoạn 1, Industrial Centre Yên Phong 2C – giai đoạn 1, BW ESR Nam Đình Vũ, và SLP Park Bắc Ninh. Tại miền Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục là khu vực phát triển khu công nghiệp chính với các dự án như khu công nghiệp Hố Nai, Phú An Thạnh, BW Xuyên Á và SLP Park Long Hậu. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã góp phần đẩy giá thuê trung bình lên cao trong năm 2024 và thu hẹp mức chênh lệch về giá thuê giữa miền Nam và miền Bắc một cách đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của cả hai miền đều ở mức trên 80% trong năm 2024, bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất từ các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc và châu Âu vào Việt Nam. Trong thời gian tới, các dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG và các sản phẩm hỗn hợp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, trong khi đó lợi thế về quỹ đất, giá thuê cạnh tranh và những nâng cấp về hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện cho các thị trường cấp 2 như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước phát triển hơn. "Dự kiến trong năm 2025, nhu cầu về nhà kho và nhà xưởng xây sẵn sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các hỗ trợ từ chính phủ đối với sản xuất và thương mại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%", ông Sơn Hoàng, Phó giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Knight Frank Việt Nam nhận định. Thị trường căn hộ Hà Nội tăng mạnh trong năm 2024, với 27.268 căn hộ mới, gấp 3 lần so với số lượng căn hộ chào bán năm 2023. Khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) cung cấp gần 24.300 căn, chủ yếu được ghi nhận từ các dự án khu đô thị phức hợp với lượng cung chiếm đến 80% tổng lượng cung mới toàn thành phố. Ngược lại, việc kiểm soát nghiêm ngặt tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, gian lận trái phiếu và những vướng mắc pháp lý trong giai đoạn 2023-2024 đã tiếp tục làm suy giảm nguồn cung mới tại TP.HCM, chỉ với khoảng 4.888 căn hộ chào bán trong năm 2024, giảm 58% theo năm. Trong đó TP.Thủ Đức (khu Đông) đứng đầu về lượng sản phẩm mở mới, với hơn 2.400 căn. Sau khi chạm đáy vào năm 2023, nhu cầu căn hộ TP.HCM cho thấy được tín hiệu phục hồi nhẹ với tỷ lệ hấp thụ khoảng 63%, tương đương với 6.234 căn hộ được tiêu thụ. Nhu cầu ghi nhận mạnh mẽ tại TP.Thủ Đức, với gần 4.200 căn bán mới, chiếm khoảng 67% tổng lượng bán toàn thành phố năm nay. Ngược lại với thị trường TP.HCM, nhu cầu căn hộ Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%, với hơn 30.700 căn bán mới, gấp 3 lần so với lượng bán mới năm 2023 và ghi nhận mức hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nhu cầu chủ yếu đến từ các dự án khu đô thị phức hợp nằm tại khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) chiếm 87% tổng lượng bán mới toàn thành phố, tương đương lần lượt với 15.800 và 10.700 căn hộ mỗi khu vực.Trong năm 2024, giá bán sơ cấp trung bình toàn TP.HCM đạt khoảng 90 triệu/m2, tăng 12% theo năm trong khi giá bán sơ cấp tại Hà Nội rút ngắn khoảng cách với khu vực TP.HCM, đạt mức tăng vượt trội ở mức 35% theo năm, với giá bán trung bình khoảng 73 triệu/m2.Trong giai đoạn 2025 - 2026, TP.HCM được dự báo có khoảng 24.000 căn hộ chào bán mới, với gần 8.600 căn trong năm 2025 và 15.400 căn trong năm 2026. Trong khi đó, Hà Nội được dự báo có khoảng hơn 20.000 căn hộ mới mỗi năm. "Các dự án khu đô thị phức hợp đang dần tái định hình lại phong cách sống hiện đại với cơ cấu sản phẩm mang chất lượng quốc tế tối ưu và tiện ích đa dạng. Những dự án phức hợp này đang dẫn đầu thị trường căn hộ trong năm 2024 và dự kiến cung cấp gần một nửa nguồn cung tương lai toàn thành phố trong vòng 5-7 năm tới", ông Sơn Hoàng nhận định. ️
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ. ️
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0. ️